Trang chủ TIN TỨC Danh sách 1798 doanh nghiệp rủi ro, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng do cơ quan Nhà nước ban hành

Danh sách 1798 doanh nghiệp rủi ro, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng do cơ quan Nhà nước ban hành

Danh sách 1798 doanh nghiệp liên quan đến rủi ro và hành vi bán trái phép hóa đơn bao gồm

Mức xử phạt với hành vi mua bán trái phép hóa đơn

Xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi mua, bán trái phép hóa đơn, sử dụng hóa đơn không hợp pháp được quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021).

STT

Hành vi vi phạm

Mức xử phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

1

Cho, bán hóa đơn

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng (theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP)

Buộc hủy hóa đơn, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

2

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trừ trường hợp hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn làm tăng số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bị xử phạt về thuế theo quy định tại Điều 16, Điều 17 số 125/2020/NĐ-CP). Mức phạt được căn cứ theo Điều 28 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

3

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định

Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn cao hơn so với quy định (theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP)

Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào NSNN; buộc điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có).

4

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm xác định là hành vi trốn thuế nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật Hình sự

Phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm (mức phạt tăng dần theo tình tiết tăng nặng của vụ vi phạm). Quy định mức phạt được căn cứ theo Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào NSNN; Buộc điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).

 

Mức xử phạt hình sự

STT

Hành vi

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Mức xử phạt

Cá nhân

Pháp nhân thương mại

1

Sử dụng hóa đơn không hợp pháp

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý về Tội trốn thuế (Điều 200, Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017)

Bị xét xử với 3 khung hình phạt chính có mức phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc bị phạt Tù có thời hạn từ 03 tháng đến 7 năm.

Cá nhân phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bị xét xử với 4 khung phạt chính là: Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 10 tỷ đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

2

Mua, bán trái phép hóa đơn

Bị truy tố, xét xử về Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Bị xét xử với 2 khung hình phạt chính có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Cá nhân phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bị xét xử với 2 khung phạt chính là: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

Doanh nghiệp giải trình khi dính líu đến các doanh nghiệp rủi ro, bán hóa đơn như thế nào?

Tại Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định trách nhiệm, quyền lợi của người nộp thuế liên quan đến hóa đơn như sau:

  • Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019.

  • Trường hợp phát hiện sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thì bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.

Dựa trên các quy định pháp luật thuế, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế địa phương thông báo mời doanh nghiệp liên quan đến các doanh nghiệp có rủi ro cao nêu trên để chứng minh việc sử dụng hóa đơn là hợp pháp. 

Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng nhấn mạnh việc giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản là lựa chọn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hóa đơn mua bán hàng hóa phù hợp với thực tế giao dịch thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định hiện hành.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ T-VAN HILO

Gắn Kết - Đồng Hành - Phát Triển

 

Chia sẻ
  • Đã copy link
Liên hệ với chúng tôi
Vui lòng nhập đúng định dạng email
24/01/2025
Hilo chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025
22/01/2025
Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
16/01/2025
Hilo Group cooperates with Tri Nam Group to optimize solutions for issuing Hilo e-invoice
08/01/2025
Hilo chi nhánh Hồ Chí Minh nhận khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024